Kết cục Trận_Lalakaon

Thắng lợi ở Lalakaon và nhưng thành công sau đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đông La mã dồn toàn bộ lực lượng chống lại Bulgaria, dẫn tới việc Bulgaria nằm dưới sự ảnh hưởng của Đông La Mã. Lễ rửa tội của người Bulgaria trong biên niên sử Manasses.

Đế quốc Đông La Mã nhanh chóng tận dụng thành công của mình: một đội quân Đông La Mã nhanh chóng tiến vào Tiểu Vương Quốc Armenia, và tới tháng 10-11 năm ấy đã đánh bại và giết chết Tiểu vương Ali ibn Yahya trên chiến trường.[27][28] Cuối cùng chỉ trong vòng mùa đông năm 863, Đông La Mã đã loại bỏ được hoàn toàn ba mối đe dọa nghiêm trọng dai dẳng ở biên giới phía đông, nhất là hiểm họa Melitene.[29] Trận đánh ở Lalakaon đã làm thay đổi hoàn toàn cán cân quyền lực trong khu vực, báo hiệu sự trỗi dậy mạnh mẽ và các cuộc tái chinh phục của Đông La Mã đối với các vùng đất bị mất kéo dài trong suốt thế kỷ tiếp theo, dưới thời các hoàng đế nhà Macedonia.[3][28]

Chiến thắng đã mang tới một tầm quan trọng vào bối cảnh lúc bấy giờ: người Đông La Mã sung sướng vì đã trả được mối thù ở Amorium 25 năm về trước, các tướng lĩnh chiến thắng ca khúc khải hoàn được chào mừng tiến vào thành phố Constantinopolis, lễ kỉ niệm và yến tiệc ăn mừng đã được tổ chức.[1][27] Petronas được vinh danh bằng tước hiệu magistros, và kleisoura Charsianon được nâng lên thành một Theme độc lập.[27][29]

Việc loại bỏ được các mối đe dọa ở phía đông đã củng cố lòng tin của dân chúng vào triều đình, cho phép Đế quốc Đông La Mã có thể rảnh tay đối phó với các vấn đề ở phía tây, nơi vua Boris (r.852-889) của Bulgaria đang đàm phán với Giáo hoàngLudwig người Đức cho việc cải đạo của dân tộc mình sang Kitô Giáo. Triều đinh ở Constantinopolis không bao giờ chấp thuận cho việc thành Rome có thể mở rộng quyền ảnh hưởng tới cửa ngõ đô thành nên đã hành động. Năm 864, Đông La Mã triển khai đội quân chiến thắng tới châu Âu và tién hành xâm lược Bulgaria, và cuộc biểu dương lực lượng ấy đã thuyết phục Boris chấp thuận sự cải đạo sang Chính thống giáo. Boris được rửa tội, và được hoàng đế Đông La Mã ban cho cái tên Mikhael III, khởi đầu cho việc Thiên Chúa Giáo hóa Bulgaria, đưa Bulgaria vào sự ảnh hưởng của Đông La Mã và thế giới Chính thống giáo Phương Đông.[1][29][30]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Lalakaon http://books.google.com/?id=3t4eWBDyFiwC http://books.google.com/?id=O5JqH_NXQBsC http://books.google.com/?id=nYbnr5XVbzUC http://books.google.com/books?id=OycjAQAAIAAJ http://books.google.com/books?id=QC03pKNpfaoC http://books.google.com/books?id=bFh-ASmKksYC http://books.google.com/books?id=jlTPAAAAMAAJ http://asiaminor.ehw.gr/Forms/fLemmaBodyExtended.a... http://asiaminor.ehw.gr/Forms/fLemmaBodyExtended.a... http://asiaminor.ehw.gr/Forms/fLemmaBodyExtended.a...